Nước ngọt làm từ gì? Thành phần trong nước ngọt có tốt cho sức khoẻ không?

Nước ngọt là một thức uống phổ biến với gần 200 quốc gia trên thế giới tiêu thụ, đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng, nước ngọt là lựa chọn hàng đầu để giải khát. Loại nước này có nhiều hương vị thơm ngon nên được nhiều người yêu thích. Hẳn sẽ có nhiều người thắc nước ngọt làm từ gì? Có tốt cho sức khoẻ không? Hãy theo dõi bài viết này để biết thêm thông tin về loại đồ uống này nhé.

Nước ngọt làm từ gì? Công thức hoá học của nước ngọt

nước ngọt làm từ gì
Thành phần nước ngọt chứa đến 94% nước có gas

Thành phần nước ngọt có đến 94% nước có ga. Vậy nước uống có gas là gì? Carbon dioxide trong nước uống có gas tạo các bọt sủi lấp lánh và có thêm công dụng bảo quản nhẹ. Đây cũng là loại chất khí duy nhất phù hợp với nước ngọt vì không độc hại, giá thành tương đối rẻ và dễ hoá lỏng.

Thành phần chính thứ hai phải kể đến là đường, chiếm 7 đến 12 % thành phần nước ngọt. Đường khi đem vào sản xuất sẽ ở dạng khô hoặc lỏng. Đường sẽ tạo vị ngọt, là một thành phần quan trọng, giúp cho hương vị và acid được cân bằng.

Trong nước ngọt có chứa acid citric, hương vị chanh đặc trưng. Acid sẽ làm tăng độ độc đáo cho hương vị và bật tan cơn khát bằng cách kích thích tiết nước bọt. Acid cũng có thể làm giảm độ pH để bảo quản thức uống.

Lượng nhỏ các chất phụ gia có trong nước ngọt nhằm tăng hương vị, tạo cảm giác ngon miệng.

Các chất bảo quản được thêm vào nước ngọt nhằm ngăn chặn các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển, chống hư hỏng. Hiện nay, các nhà sản xuất sử dụng phụ gia tự nhiên để hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thành phần trong nước ngọt có tốt cho sức khoẻ không?

Nước ngọt ngày càng đa dạng về hương vị, mẫu mã và số lượng tiêu thụ nước ngọt vẫn rất nhiều. Vậy nước ngọt làm từ gì? Thành phần trong nước ngọt có tốt cho sức khỏe? Thực ra, không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không được uống nhiều nước ngọt. Bởi nước ngọt có thể gây ra một số tác hại như:

  • Bệnh béo phì: Nước ngọt, đặc biệt là nước có gas chứa fructose, đây là chất dễ chuyển thành mỡ thừa mà không cần có insulin. Vì vậy, nếu uống nhiều rất dễ gây béo phì. Ngoài ra, uống nhiều nước ngọt chứa nhiều gas và calo cũng khiến cơ thể dễ bị đầy hơi khó tiêu.
  • Bệnh tiểu đường: Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao. Điều đó đòi hỏi tuyến tụy phải tiết ra nhiều insulin để xử lý. Nếu dư nhiều đường sẽ có tình trạng kháng Insulin, gây rối loạn chuyển hoá và tăng nguy cơ mắc tiểu đường
  • Nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như các bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh thận, gan nhiễm mỡ, loãng xương, bệnh gút, hệ tiêu hoá kém, chán ăn,..

Vì vậy, nếu bạn có thói quen uống nước ngọt hàng ngày cần bỏ ngay. Lưu ý một số điều sau để không ảnh hưởng đến sức khoẻ:

  • Hãy uống nước ngọt có liều lượng, không nên uống nhiều, liên tục.
  • Không nên uống mỗi ngày 1 lon hoặc 1 chai nước ngọt, không sử dụng nước ngọt thay nước lọc
  • Những người có bệnh về tiểu đường, mỡ máu, gan, tim mạch không nên uống nước ngọt
  • Không uống nước ngọt lúc đang đói hoặc trước, sau bữa ăn. Không uống nước ngọt vào ban đêm.

Quy trình sản xuất nước ngọt

nước ngọt làm từ gì
Quy trình sản xuất nước ngọt có 3 giai đoạn

Có ai tò mò trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường, những chai nước ngọt có quy trình sản xuất như thế nào không? Dưới đây là 3 giai đoạn sản xuất nước ngọt.

1. Hòa trộn các thành phần

  • Hoà trộn đường hoà tan và hương vị đúng liều lượng tuỳ vào độ tương thích. Các thành phần cần để sản xuất nước ngọt cũng được bỏ vào bồn để hoà trộn.
  • Siro sẽ được tiệt trùng kỹ trong bể chúa bằng đèn flash thanh trùng hoặc tia cực tím.
  • Nước và siro được hoà trộn cùng nhau một cách cẩn thận được tính bằng các máy vi tính proportioners, có quy định về tỷ lệ lưu lượng và tỷ lệ chất lỏng.

2. Trung hoà nước giải khát

  • Cacbonat có thể sẽ được cho vào thành phẩm hoặc trộn với nước ở giai đoạn trước.
  • Độ hoà tan của carbon dioxide sẽ tăng khi nhiệt độ của chất lỏng giảm, vì thế nhiệt độ chất lỏng cần kiểm tra cẩn thận.
  • Số lượng carbon dioxide sẽ khác nhau, ví dụ như nước trái cây cần cacbonat ít hơn.

3. Đóng chai và đóng gói

  • Thành phẩm chất lỏng cuối cùng sẽ được đem vào đóng chai hoặc lon.
  • Do trong quá trình sản xuất, nước ngọt được làm nên toàn bộ lô nước ngọt trước khi ghi nhãn cần đưa về nhiệt độ phòng để không bị hư hỏng nhãn. Bước đầu thực hiện bằng cách phun nước ấm lên container và làm khô. Sau đó nhãn được gắn vào chai, ghi thông tin thương hiệu, thành phần, cách dùng và hạn sử dụng.
  • Các chai nước ngọt sẽ được cho đóng gói vào các thùng cát – tông hoặc khay đưa cho xe vận chuyển đến nhà phân phối.
  • Các container chở lô nước ngọt cần được lập niêm phong chặt chẽ

Lời kết

Nhờ biết được nước ngọt làm từ gì, chúng ta rút ra được rằng nước ngọt dù có nhiều hương vị thơm ngon nhưng thành phần trong nước ngọt gần như không hoặc rất ít các chất dinh dưỡng. Ngược lại, hàm lượng đường, nước có ga còn không tốt cho sức khỏe. Nước ngọt là thức uống giải khát được nhiều người ưa chuộng nhưng không nên uống nhiều, thường xuyên trong thời gian dài.